Giỏ hàng của bạn trống!
SỰ "SINH TRƯỞNG" CỦA NGÀNH KHAI THÁC MỦ CAO SU
2023-02-23 18:28:06
Quá trình phát triễn của ngành khai thác mủ cao su Việt Nam
Năm 1877 giám đốc của Vườn Thực Vật Sài Gòn cho gieo thử một số hạt giống cây cao su mang về từ Singapore nhưng đều bị chết yểu hoặc không thể nảy mầm.
Năm 1897 khi được sĩ Raoul mang hạt giống cao su có tên khoa học là Havea Brasiliensis về ươm mầm ở Vườn Thực Vật Sài Gòn với kết quả thu được có 1600 cây non nảy mầm. sau đó những cây giống này được mang đi trồng thực nghiệm ở hai nơi là Vườn Ông Yệm (thủ dầu một) do dược sĩ Raoul phụ trách và khu vực Suối Dầu ( Khành Hòa) thuộc Viện Pasteur Nha Trang do bác sĩ A.Yersin phụ trách. Kết quả thu được thành công miên mãng và mở ra tiệm năng to lớn mang tên Cao Su ở miền nam Việt Nam.
Từ công trình nghiên cứu của A.Yersin các nhà nông học Pháp tiếp tục nghiên cứu cho ra kết quả rằng miền Đông Nam Bộ nơi có điều kiện thổ dưỡng, khí hậu thích hợp để cây cao su phát triễn với 200.000ha đất đỏ bazan.
Năm 1907 công ty cao su đầu tiên được thành lập tên là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai).
Năm 1920 miền Đông Nam Bộ có khoảng 7000ha và sản lượng 3000 tấn mủ cao su.
Năm 1923 cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên và phát triển mạnh.
Năm 1975 để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp Miền Bắc, cây cao su được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quãng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ.)
Năm 1976 Việt Nam có khoảng 76 000ha rừng cao su, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69,500ha, Tây Nguyên khoảng 3,482ha, các tỉnh duyên hải miền trung và khu 4 cũ khoảng 3,636ha.
Năm 1977 Tây Nguyên có chương trình trồng mới cây cao su.
Năm 1992 các Tư Nhân đã cùng tham gia trồng cao su.
Năm 1984 cây cao su được phát ở Quảng Trị, Quảng Bình.
Năm 1999 diện tích cao su cả nước đạt 394.900ha rừng lô cao su, đất cao su tư nhân tiểu điền chiếm 27,2%.
Năm 2004 là 454.000ha đất cao su, tiểu điền chiếm 37%.
Năm 2005 diện tích cao su cả nước là 464.875ha.
Năm 2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, các công ty cao su đứng ngồi không yên. biểu hiện nhẹ chỉ vàng lá - nặng là rụng lá và chết và chưa có cách đặc trị hiệu quả.
Năm 2012 số liệu từ Hiệp Hội Cao Su Việt Nam thì diện tích cao su ở Việt Nam đạt 910.500ha cùng sản lượng 863.600 tấn mủ cao su. giữ vị trí thứ 5 về sản lượng mủ cao su thiên nhiên, sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Năm 2017 là 969.700ha rừng cao su cùng 1.094.500 tấn mủ cao su.
Năm 2021 Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á. Sản lượng mủ đạt 1.260.000 tấn mủ cao su, trên 938.800.000ha đất rừng cao su.
HÌNH ẢNH THU HOẶC MỦ CAO SU.
Số liệu cho thấy cao su Việt Nam phát triển mạnh qua từng năm, một trong những nền kinh tế ổn định giúp ít nhiều vào kinh tế chung của cả nước. Đồng thời nâng tầm giá trị sản phẩm Việt Nam cụ thể là Mủ Cao Su Thiên Nhiên và giúp kết nối thị trường toàn cầu.
Tính đến ngày 16/12/2021, đã có 82 sản phẩm của 29 nhà máy thuộc 17 doanh nghiệp được Hiệp hội cấp quyền sử dụng nhãn hiệu "Cao su Việt Nam".
Theo báo cáo của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), trong năm 2021, Việt Nam vẫn đứng vị trí thứ 3 về sản lượng và xuất khẩu, chỉ sau Thái Lan, Indonesia.
Tin liên quan
Không có bình luận nào cho bài viết.