THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ "CAO SU"

2023-02-22 13:59:07

Hôm nay Tân Nhật Quy sẽ gửi đến một số thông tin cơ bản nho nhỏ để dễ hiểu hơn về một khái niệm rộng lớn của NGÀNH KHAI THÁC MỦ CAO SU.

Sẽ khắc họa cho ta thấy một bức tranh về Cây Cao Su - về Mủ Cao Su - về Giá Trị của Cao Su.

cay-cao-su 

cây cao su và cách phân bổ hàng cây (f/s: ảnh sưu tầm).

I. Khái quát về cây cao su

- Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày Là loại cây có tuổi canh tác đến 30 năm, thuộc cây thân gỗ, phát triễn cao, thẳng, tán lá rộng. Trung bình cây đạt độ cao 30m, có vỏ cây mỏng và có mủ hay nhựa cây màu trắng. Cây được trồng và khi đặt đủ 5-6 năm tuổi sẽ bắt đầu đưa vào khai thác thu hoạch mủ, cây cho năng suất mủ cao nhất rơi vào năm thứ 11-25 tuổi. Cây sẽ giảm và ngừng sản sinh mủ khi đạt tuổi 26-32.

- Cây cao su được trồng theo hàng.

  • một hàng ~160 cây.
  • một người công nhân cạo mủ chịu trách nhiệm 7~10 hàng cây - trong 1 lô.
  • một lô cao su có 80~100 hàng cây, chia cho 7~10 người thợ cạo mủ - ở trong 1 đội.
  • một đội (tổ) có 50~70 người công nhân khai thác mủ/và một đội có 7~10 lô - thuộc 1 nông trường.
  • một nông trường cao su có 7-10 đội - làm cho 1 công ty.
  • một công ty cao su có 3~4 nông trường.
  • có ~40 công ty cao su- thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam.
  • (các số liệu thông kê mang tính chất tham khảo, nhằm hình dung quy mô và cách làm việc của ngành cao su. Số liệu thay đổi theo công ty nhỏ, vừa, lớn, và nhiều yếu tố khác).

rừng-lô-cao-su

khung cảnh trong lô cao su.

* (Cây cao su sau khi hết tuổi đời cho mủ sẽ được cưa và tái định canh! Gỗ cây cao su được xem là loại gỗ thân thiện với môi trường vì vậy thường được dùng để sản xuất đồ gỗ, các sản phẩm làm từ gỗ cây cao su khá đẹp và giá thành rẻ.)

dao-cao-mu-cao-su

gỗ cao su và sản phẩm từ gỗ cao su (ảnh sưu tầm).

II. Một số điều nên biết về khai thác mủ cao su

Có hơn 400 loại cây cao su trên thế giới, và loại cho nhiều mủ cao su nhất và được trồng đầu tiên ở Viêt Nam có tên khoa học là Hevea - Brasiliensis. Cây cao su có khả năng thích nghi sinh sống và phát triển ở những vùng đất khó khăn, khô cằn và có thể trồng trên nhiều loại đất như đất bazan, đất mịn, đất cát pha,... các cây cao su trồng hiện nay là kết hợp lai tạo từ nhiều giống cây cao su khác nhau để cho ra năng suất cao và mục đích sử dụng của cây mà đơn vị trồng yêu cầu.

 

Để thu hoạch mủ cao su, ta cần dùng dụng cụ chuyên dụng là dao cạo mủ cao su để cạo đi một lớp vỏ mỏng trên thân cây nhằm gây ra vết thương để mủ chảy ra và hứng vào tô/chén hứng mủ. Kỹ thuật cạo đòi hỏi người đi cạo có tay nghề, nhằm tránh làm hư hại và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cao su, việc thu hoạch mủ cao su thường kéo dài liên tục 8-10 tháng trong 1 năm.

dao-cao-mu-cao-su-tnq

dao cạo mủ cao su-lắp ráp lưỡi rời TNQ.

III. Mủ cao su và phân loại mủ cao su

Trong chu trình thu hoạch mủ cao su, từ mủ nguyên sinh từ mạch cây chãy ra và thu hoạch thì sẽ phát sinh ra các sản phẩm mủ khác. Như là:

- Mủ nước: là dạng mủ còn lỏng từ khi lấy từ cây đến khi đưa vào sản xuất. Chiếm tỷ trọng lớn khoảng 85% sản lượng khai thác, là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm tốt từ mủ cao su.

- Mủ đông: là mủ còn sót lại trong tô/chén hứng mủ và đông/khô lại, sản phẩm này sẽ được thu hoạch ở phiên cạo tiếp theo.

- Mủ ké: là mủ trong chén hứng mủ trong lúc vừa có mủ nước, một phần của lượng mủ trong chén bị đông lại. Sản phẩm này được thu hoạch chung với mủ nước và sẽ lọc bằng khay/ray.

- Mủ tạp: là mủ dồn lại từ các loại mủ kể trên và lẫn các tạp chất khác như lá cây, dăm cây, côn trùng,...

- Mủ dây: là mủ chảy dọc theo miệng cạo và đông lại, cần gỡ mủ dây ra làm sạch miệng cạo để có thể cạo mới.

- Mủ đất: là mủ bị chảy lem, chảy tràn, bị đổ xuống cát đất và đông lại thành mãng.

dao-cao-lay-mu-cao-su

mủ cao su - mủ nước - mủ nguyên sinh.

IV. Giá trị và tính ứng dụng của mủ cao su

Mủ cao su là nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm rất cần thiết hiện nay. Đồ chơi, thiết bị, dụng cụ, vật phẩm,... trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề_trên toàn thế giới. Vì thế không chỉ Việt Nam phát triễn khai thác về cây cao su, có các cái tên tiêu biểu khác như Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,...

Trong đó, đến năm 2021 Việt Nam là nước xuất khẩu sản lượng Cao Su đứng thứ nhất Châu Á và đứng thứ ba trên toàn cầu. Thể hiện cho thấy cây cao su và mủ cao su có giá trị kinh tế rất cao.

 

cùng tìm hiểu thị trường xuất_nhập khẩu của mủ cao su.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: