Giỏ hàng của bạn trống!
MỞ MIỆNG CẠO CẦN TRANG BỊ DỤNG CỤ GÌ VÀ KỸ THUẬT MỞ NHƯ NÀO?
2023-02-23 15:36:39
Khái Quát về dụng cụ và trang thiệt bị vật tư cạo mủ cao su
Để bắt đầu cạo khai thác mủ cao su trên một vườn cây mới, muốn đạt chất lượng và hiệu quả cao, thì khâu chuẩn bị là hết sức quan trọng. Khâu chuẩn bị tốt thì khi bắt đầu cạo sẽ dễ dàng hơn và suôn sẻ hơn. Ta cần đánh dấu chọn ra các cây đã đủ tiêu chuẩn để mở cạo, cần đo đánh dấu vị trí miệng cạo, đánh dấu vị trí đóng máng, cột kiềng. Và cần một con dao cạo mủ chất lượng cao để khai mương mở miệng cạo đẹp-đều-chuẩn-chính xác, vì thế mà cây cũng cho mủ nhiều hơn.
-
vật tư cao su cần thiết để mở cạo
Và để khâu chuẩn bị được như ta mong đợi, ta cần trang bị một số dụng cụ_trang thiết bị vật tư cao su để có thể thực hiện được quy trình mở miệng cạo cho cây cao su.
- Đo đường kính, chu vi thân cây cao su cần: dây nút, thước, móc kẻ.
- Đo kẻ phân chia và đánh dấu miệng cạo cần: nạo da me, rập thước, móc kẻ.
- Đánh dấu và xác định vị trí mủ chảy ta cần đóng máng và cột kiềng, thêm chén hứng mủ.
- Bổ sung thêm máng che mưa để tránh nước mưa chảy hòa vào mủ cao su.
- Vật tư cần thiết nhất là: dụng cụ khai thác mủ cao su - DAO CẠO MỦ CAO SU.
Vật tư trang bị của người công nhân cạo mủ cao su khi bắt đầu mở miệng cạo.
Các bước mở miệng cạo cho vườn cây cao su mới
- Bước 1: Xác định vị trí miệng tiền, đóng máng, buộc kiềng.
- Hướng: tất cả các cây cao su trong 1 lô sẽ mở miệng cạo về 1 phía, dọc theo hướng hàng cây và tránh hướng gió chính.
- Đặt rập áp sát vào thân cây và đánh dấu: vị trí miệng tiền cao 1,3m / vị trí đóng máng cao 1,2m / vị trí cột kiềng cao 0.95m.
ảnh sưu tầm
- Bước 2: Xác định chu vi thân cây cao su, độ dốc miệng cạo và hao dăm.
- Dùng dây nút 3 điểm đo chu vi vòng thân cây và chia thân cây cao su thành 2 phần bằng nhau.
- Đặt rập ở vị trí miệng tiền, áp sát rập vào thân và dùng móc rạch các đường theo rập để xác định đường cạo, độ hao dăm. Đồng thời xác định được miệng hậu.
ảnh sưu tầm
- Bước 3: Khai mương miệng tiền, buộc kiềng, đóng máng.
- Dùng dao cạo mủ cao su khơi mương miệng tiền dài 9-10cm, sâu vào lới da cát mịn.
- Tiến hành buộc kiềng, đóng máng tại các vị trí đã xác định.
ảnh sưu tầm
- Bước 4: Mở miệng cạo
- Tư thế cầm dao cạo mủ cao su: tay phải cầm cán dao cố định, tay trái cầm sóng dao gần phía cán nhưng linh hoạt khi cạo.
- Tư thế đứng của người mở miệng cạo mủ: vị trí đứng bắt đầu từ miệng hậu, 2 chân mở rộng bằng vai, khi chuyển chân trái rút về sát chân phải, chân phải di chuyển về phía miệng tiền và cứ thế chúng ta phải di chuyển nhịp nhàng không gây giật làm lệch miệng cạo.
- Mở miệng cạo:
- Nhát dao chuẩn: dùng dao cạo lấy chuẩn theo độ dốc miệng cạo cách miệng hậu 2-3cm, sâu 1/3 vỏ, đặt dao ở miệng hậu nghiêng với mặt phẳng nằm ngang, kéo dao theo độ dốc miệng cạo đã đánh về phía miệng tiền.
- Nhát cạo vát nêm: tương tự nhưng đặt độ nghiêng 45 - 500 so với mặt nằm ngang, cao vát sâu cách tượng tầng khoảng 2mm.
- Dùng dao sữa lại và hoàn chỉnh miệng cạo.
- Yêu cầu sau khi mở miệng cạo:
- Độ sâu cách tượng tầng 1-1,3mm.
- Miệng cạo không lượn sóng, không lệch miệng.
- Vuông tiền, vuông hậu.
- Ngửa chén, dẫn mủ vào chén.
hình ảnh mang tính chất minh họa.
Lỗi và nguyên nhân-cách khắc phục khi mở miệng cạo cây cao su
- Mở không đúng độ dốc miệng cạo.
- Nguyên nhân: do đặt cán rập không thẳng với thân cây.
- khắc phục: chỉnh rập ngay lại và kẻ lại.
- Mở miệng cạo không đủ độ sâu và quá sâu.
- Nguyên nhân: do sợ cạo phạm và cảm nhận chưa tốt.
- Khắc phục: lấy độ sâu trước khi hoàn thiện miệng cạo, lấy từ từ. Dùng đót kỹ thuật kiểm tra nếu chưa đảm bảo chúng ta tiếp tục chỉnh sữa cho đạt yêu cầu.
- Miệng cạo bị lượn sóng, bị lệch miệng.
- Nguyên nhân: do thao tác không chính xác, di chuyển không đều, bị lắc dao.
- Khắc phục: khi đặt dao ở miệng hậu phải chuẩn, di chuyển nhịp nhàng, tay cầm dao phải chắc, uyển chuyển theo độ dốc miệng cạo.
KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CAO SU
Tin liên quan
Không có bình luận nào cho bài viết.